Công nghệ hàn vảy
a. Khái niệm
Công nghệ hàn vảy là gì? Hàn vảy là phương pháp nối các chi tiết kim loại hoặc hợp kim ở trạng thái rắn nhờ một kim loại trung gian gọi là vảy hàn (kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại chi tiết hàn). Sự hình thành mối hàn ở đây chủ yếu dựa vào quá trình hòa tan và khuếch tán của vảy hàn (do vảy hàn chảy) vào kim loại vật hàn ở chỗ nối cho đến khi vảy hàn đông đặc.
Hàn vảy được sử dụng rộng rãi ở các ngành công nghiệp, vì chúng có những đặc điểm sau:
– Có tính kinh tế cao.
– Do không gây ra sự thay đổi thành phần hóa học của kim loại vật hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt không có, do vậy vật hàn không bị biến dạng.
– Có thể hàn được kết cấu phức tạp mà các phương pháp hàn khác khó thực hiện được.
– Có khả năng hàn được các kim loại khác nhau.
– Năng suất hàn cao không đòi hỏi công nhân bậc cao.
Có thể bạn quan tâm: CÔNG NGHỆ HÀN KHÍ VÀ HÀN VẢY
b. Vảy hàn và thuốc hàn
Vảy hàn và thuốc hàn là các yếu tố quan trọng trong hàn vảy, vảy hàn thường là những kim loại hoặc hợp kim có khả năng khuếch tán và liên kết với các kim loại khác.
Vảy hàn: Tùy thuộc vào hình dáng của vật hàn, kim loại của vật hàn mà có nhiều loại vảy hàn. Nếu căn cứ vào nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn có thể chia ra làm hai nhóm sau:
– Vảy hàn mềm: có nhiệt độ thấp hơn 450oC, có độ cứng nhỏ, tính chất cơ học thấp. Loại vảy hàn này dùng để hàn các chi tiết chịu lực nhỏ, làm việc trong điều kiện nhiệt độ thấp.
– Ví dụ, vảy hàn Sn-Pb (thiếc – chì) với 61%Sn và 39%Pb; vảy hàn Sn – Zn (thiếc – kẽm) để hàn nhôm…
– Vảy hàn cứng có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao (>500oC) thường từ 720 – 900oC. Vảy hàn này có độ cứng và độ bền cơ học tương đối cao.
Vảy hàn cứng dùng để hàn các chi tiết chịu lực lớn. Ví dụ trong chế tạo máy, dùng vảy hàn cứng để hàn mảnh hợp kim cứng lên thân dao bằng thép kết cấu …
Loại vảy hàn này thường dùng là đồng thau, bạc niken…
Thuốc hàn. Thuốc hàn là vật liệu hàn cần thiết để làm sạch mối hàn và thúc đẩy quá trình hòa tan và khuếch tán của vảy hàn vào kim loại cơ bản. Tùy thuộc loại vảy hàn mà sử dụng thuốc hàn khác nhau.
Thuốc hàn gồm các loại:
– Các muối (clorua kẽm), axit phốt phoric…dùng cho vảy hàn mềm.
– Borat, clorua kẽm, muối kali dùng cho vảy hàn cứng.
Để giảm ứng suất nhiệt xuất hiện trong miếng hợp kim cứng, khi hàn thường dùng miếng đệm bằng thép ít cacbon hoặc hợp kim pecmalôi. Việc sử dụng miếng đệm này rất có tác dụng, nhất là khi hàn các hợp kim cứng titan-vonfram vàtitan-tantan-vofram.
Bạn đang xem bài: Công nghệ hàn vảy là gì?
Vảy hàn |
Thành phần hóa học |
Nhiệt độ nóng chảy oC |
Công dụng |
Đồng niken | Cu – 68,7%
Ni – 27,5% Al – 0,8% |
1170 |
Hàn mảng hợp kim cứng vào dụng cụ, khi hàn phải đốt nóng đến 900oC. Loại này chịu tải trọng lớn |
Đồng điện giải | Cu – 99,9%
Tạp chất 0,1 |
1083 |
Hàn mảng hợp kim cứng vào dụng cụ, khi hàn phải đốt nóng đến 700oC. Loại này chịu tải trọng trung bình |
Đồng thau niken | Cu – 68,0%
Zn – 27,0 Ni – 5,0 |
1000 |
Như trên |
Đồng thau Л162 | Cu – 62,0%
Zn – 38 |
900 |
Hàn mảng hợp kim cứng vào dụng cụ, khi hàn phải đốt nóng đến 600oC. |
Các loại vảy hàn
Thành phần chất trợ dung | Công dụng |
Borat – 100 | Chất trợ dung chính |
Borat – 50
Axit boric – 50 |
Dùng cho vảy hàn bằng đồng thau |
Các chất trợ dung khi hàn vảy
Đặt hàng online tại: https://kimloaig7.com/