Láp titan gr2
Láp titan gr2
Titan là một kim loại nhẹ, cứng, bề mặt bóng láng, chống ăn mòn tốt .
Nó có thể chống ăn mòn kể cả với axít, khí clo và với các dung dịch muối thông thường.
Ở trạng thái tinh khiết, titan có thể được kéo sợi dễ dàng (nhất là trong môi trường không có ôxy),
dễ gia công. Nhiệt độ nóng chảy của titan tương đối cao nên nó được dùng làm kim loại chịu nhiệt.
Titan cứng như thép nhưng nhẹ hơn 40%, và nó nặng hơn nhôm nhưng cứng hơn gấp đôi.
Những đặc tính này của titan giKim loại này tạo một lớp ôxít bảo vệ bên ngoài (nên nó có thể chống ăn mòn)
trong không khí ở nhiệt độ cao nhưng ở nhiệt độ phòng nó chống lại sự xỉn màu.
Kim loại này khi được đốt ở 610°C
hoặc cao hơn trong không khí sẽ tạo thành titan điôxít,
và nó cũng là một trong những kim loại có thể cháy trong khí nitơ tinh khiết (nó cháy ở 800°C và tạo thành titan nitrit).
Titan cũng không bị tan trong axít sulfuric và dung dịch axít clohyđric,
cũng như khí clo, nước clo và hầu hết axít hữu cơ.
Nó cũng thuận từ (ít hấp dẫn bởi nam châm) và ít dẫn điện và dẫn nhiệt.
Thực nghiệm cho thấy titan tự nhiên trở nên có tính phóng xạ sau khi bắn đơteri, phát ra chủ yếu hạt positron và tia gamma.
Khi nóng đỏ, nó có thể kết hợp với ôxy, và khi đạt tới 550°C nó có thể kết hợp với clo. Nó có thể phản ứng với các halogen và hấp thụ hyđrô.
Ứng dụng
Khoảng 95% lượng titan được dùng ở dạng titan điôxít (TiO2),
một thuốc nhuộm trắng trong sơn, giấy, kem đánh răng và nhựa.
Sơn được làm từ titan điôxít phản chiếu tốt bức xạ hồng ngoại
nên được dùng rộng rãi trong ngành thiên văn học và các loại sơn bên ngoài.
Nó cũng được dùng trong xi măng, đá quí và giấy.
Vì có khả năng kéo dãn tốt (kể cả khi nhiệt độ cao), nhẹ, chống ăn mòn tốt,
và khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao, hợp kim hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không,
xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa úp nó chịu đựng được sự mỏi kim loại.
Báo cáo của Titanium Metals Corporation
năm 2004 ước đoán lượng titan trong hàng không hiện đại là 58, 43 và 18 tấn cho máy bay Boeing 777, 747 và 737;
còn đối với máy bay Airbus là 24, 17 và 12 tấn cho các loại A340, A330 và A320.
Nói chung, các loại càng mới thì dùng càng nhiều và các loại thân rộng dùng nhiều nhất. Với các loại máy bay hiện đại nhất,
Boeing 787 có thể dùng 91 tấn, và Airbus A380 dùng 77 tấn.
Động cơ dùng khoảng 10-11 tấn titan. Các công dụng khác:
Do chống ăn mòn tốt với nước biển, titan được dùng làm chân vịt và nơi trao đổi nhiệt trong các máy lọc nước mặn.
Dùng để sản xuất các loại đá quý mềm nhân tạo.
Titan tetraclo (TiCl4), dung dịch không màu, được dùng làm kính ngũ sắc
; nó cũng tạo khói khi gặp không khí ẩm nên được dùng làm chất tạo khói.
Titan điôxít (TiO2) cũng được dùng làm thuốc chống nắng.
Do được xem như trơ về mặt sinh học, nó được dùng làm các khớp giả,
các dụng cụ y tế và các ống dẫn trong chế biến thực phẩm.
Hợp kim titan được dùng làm gọng kính. Loại gọng này khá đắt tiền, nhưng nó rất bền.
Cả hai loại hợp kim bình thường và hợp kim nhớ vị trí (tiếng Anh shape memory alloy) đều được sử dụng để chế tạo.
Titan đôi khi cũng được dùng để xây dựng các công trình.
Tượng đài cao 45 m của Yuri Gagarin ở Moskva được làm từ titan.
Bảo tàng Guggenheim và thư viện Cerritos là những công trình đầu tiên ở châu Âu và Bắc Mỹ được bao bọc bởi các tấm titan
. Titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa, áo chống đạn loại mà lính Mỹ được trang bị ở Iraq.
Nó được dùng trong hợp kim thép để giảm kích thước
và chống ôxi hóa; nhưng trong thép không gỉ nó dùng để giảm lượng cácbon.
Titan thường được luyện với nhôm, vanađi, đồng (để cứng thêm), sắt, mangan, môlípđen và với nhiều kim loại khác.
Hợp kim với vanađi được dùng làm vỏ máy bay, vỏ chịu nhiệt, càng đáp, và ống dẫn hơi nước.
Nhiều sản phẩm khác cũng dùng titan để chế tạo như gậy đánh golf,
xe đạp, dụng cụ thí nghiệm, nhẫn cưới và máy tính xách tay.